VNG đồng hành cùng Esports tại SEA Games 32
Đội tuyển Việt Nam đã ngược dòng đánh bại Thái Lan với tỷ số 3-2 ở trận chung kết lượt về, qua đó trở thành nhà vô địch AFF Cup 2024. Các học trò HLV Kim Sang-sik đã vượt qua vô vàn khó khăn trên sân Rajamangala, từ chấn thương của Xuân Son, pha ghi bàn thiếu fair-play của Supachok Sarachat đến áp lực rất lớn từ CĐV Thái Lan. Khó khăn chồng chất, nhưng tất cả chỉ tô đậm thêm bản lĩnh của đội tuyển Việt Nam với màn ngược dòng kinh điển, qua đó trở thành tân vương Đông Nam Á. HLV Kim Sang-sik chia sẻ sau trận: "Đây mới chỉ là khởi đầu của những gì tôi sẽ chinh phục cùng Việt Nam. Sau giải này sẽ là Asian Cup và SEA Games. Đây mới chỉ là khởi đầu thôi, trên hành trình tôi cùng đội tuyển Việt Nam sẽ sải bước qua. Chúng tôi muốn cảm ơn tất cả người hâm mộ đã vượt xa đến đây để chứng kiến chức vô địch của đội tuyển Việt Nam. Tôi đã trả qua nhiều câu chuyện và giờ vô địch cùng đội tuyển Việt Nam.Phóng viên Báo Thanh Niên đặt câu hỏi: "Ông đã giữ Tuấn Hải trên ghế dự bị trong phần lớn các trận ở AFF Cup 2024, nhưng lại sử dụng anh ở chung kết để rồi Tuấn Hải đã ghi 2 bàn thắng. Đó có phải là bất ngờ thú vị ông dành cho THái Lan". HLV Kim Sang-sik đáp lời: "Khi tôi chuẩn bị cho các trận đấu, tôi luôn nghĩ tới cách phải thắng bằng được. Với Tuấn Hải, dù không ra sân nhiều nhưng cậu ấy luôn tận hiến, tập luyện chuyên nghiệp và nỗ lực trên sân tập. Tôi đã nghĩ cậu ấy có thể làm được điều gì đó ở trận chung kết này. May mắn là Tuấn Hải đã tỏa sáng. Cảm ơn cậu ấy vì điều đó, vì đã luôn cố gắng và chuyên nghiệp". Báo Thanh Niên hỏi tiếp: "HLV Ishii nói bàn thắng thiếu fair-play của Thái Lan là một pha lập công đẹp. Ông nghĩ sao?" HLV Kim Sang-sik trả: "Trước tiên, tôi muốn nói về bàn thắng của Thái Lan. Tôi thất vọng về cách hành xử của họ. Đó không phải bàn thắng thực sự đúng nghĩa đâu. Nhưng quan trọng là, chúng tôi đã nỗ lực để có được chiến thắng này". Mọi chiến thắng đều có giá trị của nó. Xin chúc mừng thầy trò HLV Kim Sang-sik!Xem ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024 trực tiếp & trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vnChưa bao giờ Việt Nam lại chơi hay đến vậy!
Là tập đoàn có vốn hóa lớn thứ 4 toàn cầu (tính đến tháng 11.2024), Amazon tạo nên dấu ấn sâu sắc đối với Seattle - thành phố cảng biển ở vùng tây bắc Thái Bình Dương. Trụ sở của Amazon là một tổ hợp gồm hơn 30 tòa nhà hiện đại ở khu trung tâm thành phố, và nếu tính luôn một số cơ sở rải rác xung quanh Seattle thì có tổng cộng 40 tòa nhà khắp thành phố. Đây là nơi làm việc của hơn 75.000 nhân viên. Do sự tồn tại mạnh mẽ của tập đoàn tại khu vực, nhiều người địa phương ở Seattle giờ đây gọi nơi này là "Amazonia".Người hướng dẫn đoàn tham quan tên Cedric cho hay ông bắt đầu làm việc ở Amazon từ năm 1996. Theo ông, nếu bạn tình cờ đứng ở bất kỳ góc đường nào của khu South Lake Union hoặc Belltown tại Seattle, cơ hội rất lớn là bạn đang đứng trước một tòa nhà văn phòng của Amazon. Thế nhưng, đối với những người lần đầu đến Seatlle, điểm nhận dạng đặc trưng báo hiệu bạn đã đến được "lõi" của trụ sở tập đoàn Mỹ chính là The Spheres ở Amazon ground zero.The Spheres còn được giới truyền thông đặt biệt danh là "những quả cầu của Bezos" (Jeff Bezos - Chủ tịch Tập đoàn Amazon). Cấu trúc và sự tồn tại độc đáo giúp The Spheres được so sánh với biểu tượng của Seattle là tòa nhà Space Needle được xây vào năm 1962.Giống như tên gọi, The Spheres có bề ngoài là bộ ba quả cầu bằng kính, chiều cao dao động từ 24 - 29 m với thiết kế hiện đại và khác biệt. Phía xây dựng sử dụng hơn 2.600 tấm kính và 560 tấn thép để hoàn thành các quả cầu này. Quả cầu lớn nhất, nằm ở vị trí trung tâm có chiều cao tương đương 4 tòa nhà và được sắp xếp các không gian làm việc, quán cà phê chen lẫn giữa không gian tràn ngập thực vật.Ông Cedric cho hay The Spheres là kết quả của nỗ lực tư duy về đặc điểm của một nơi làm việc và sự thiếu vắng thường có ở những văn phòng đô thị: Đó là sự kết nối trực tiếp với tự nhiên. Trong số khoảng 50 cây lớn đang trồng bên trong The Spheres, cây lớn nhất là Ficus rubiginosa, biệt danh "Rubi". Với chiều cao 17 m, Rubi được đưa vào The Spheres bằng cần cẩu từ tháng 6.2017.The Spheres hiện là nhà của hơn 40.000 cây thuộc 1.000 chủng loại đến từ các khu rừng sương mù thuộc hơn 30 quốc gia. Một phần số cây được trồng bên trên bức tường cao đến 4 tầng lầu, diện tích 370 m2. Không ít cây ăn thịt có nguồn gốc châu Á hiện diện bên trong. Tháng 10.2018, một cây xác thối thuộc loài Amorphophallus titanum, được đặt tên "Morticia", bất ngờ nở hoa suốt 48 giờ.Bất chấp tỏa mùi khó ngửi, một số người nhận xét là mùi thối nhất thế giới, Morticia thu hút khoảng 5.000 lượt khách viếng thăm do Amazon phá lệ mở cửa The Spheres trong thời gian ngắn. Thông thường, cần có nhân viên của hãng dẫn vào, với mỗi lần chỉ giới hạn 6 người nhằm tránh phá hủy môi trường bên trong nhà kính.Bên cạnh The Spheres, người hướng dẫn Cedric cũng đưa đoàn đến những điểm tham quan chính xung quanh bộ ba quả cầu bằng kính, như tòa nhà văn phòng Day 1, Doppler và Meeting Center. Tháng 2.2020, Amazon khai trương cửa hàng tiện lợi đầu tiên của chuỗi Amazon Go. Cửa hàng đầu tiên ở tòa nhà Day 1, không nhận tiền mặt và phải tự thanh toán. Người mua chỉ có thể đi vào bằng cách quét thẻ tín dụng hoặc sử dụng tài khoản trên ứng dụng Amazon.Các cửa hàng Amazon sử dụng một số công nghệ vượt trội so với những chuỗi cửa hàng tiện dụng khác với máy tính thị giác, các thuật toán học sâu, tổng hợp cảm biến trong việc theo dõi mua hàng, kiểm tra, xác nhận và thanh toán. Khái niệm Amazon Go được xem là mô hình mang tính cách mạng để tăng cường sự trải nghiệm của khách hàng.Kể từ khi ông Bezos sáng lập văn phòng giao hàng bên trong một garage cũ ở TP.Bellevue (bang Washington) năm 1994, Amazon đã phát triển thành đại gia công nghệ của Mỹ và thành công thiết lập sự hiện diện trên toàn cầu, bao gồm các nước ASEAN và cả Việt Nam.Theo số liệu của Tổ chức Greater Seattle Partners, tháng 2.2022 Amazon đã đón đầu dịch vụ điện toán đám mây ở Việt Nam với quyết định đầu tư xây dựng trung tâm xử lý AWS ở Hà Nội. Trung tâm AWS ở Hà Nội là một trong ba trung tâm AWS đầu tiên của Tập đoàn Amazon ở Đông Nam Á, gồm Malaysia, Philippines và Việt Nam.Với vị trí đắc địa và hệ thống cảng biển, bang Washington là cái nôi của các huyền thoại công nghệ, từ Microsoft, Amazon, F5 Networks, Zillow đến Expedia. Các đại gia công nghệ chọn Washington đặt trụ sở bao gồm Facebook, Google, Twitter, Apple, Salesforce, BestBuy, Alibaba và eBay. Đó là chưa kể Tập đoàn sản xuất máy bay Boeing. Tuy nhiên, đoàn nhà báo ASEAN chỉ có thể thăm Amazon.Trong cuộc họp với đoàn nhà báo ASEAN ở trụ sở Greater Seattle Partners (GSP -một tổ chức thương mại ở Seattle), Phó chủ tịch GSP Josh Davis bày tỏ sự lạc quan về làn sóng đầu tư cũng như kim ngạch thương mại song phương giữa bang Washington và ASEAN. Số liệu của GSP cho thấy năm 2023 tổng sản lượng xuất khẩu của bang Washington đến ASEAN là hơn 4,22 tỉ USD, còn chiều ngược lại là 12,27 tỉ USD. Trong đó, Việt Nam đứng đầu khi xuất khẩu 6,6 tỉ USD đến Washington trong năm 2023, chủ yếu là các thiết bị máy móc điện tử, âm thanh, ti vi.
Giải mã ‘chìa khóa vàng’ trong ăn dặm giúp bé phát triển tối ưu
Đối với khu vực Tây nguyên và Nam bộ đề phòng giông, lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh trong các tháng chuyển mùa (tháng 4 - 5.2024).
Ngày 18.2, tại kỳ họp bất thường thứ 9, Quốc hội đã thông qua các nghị quyết về cơ cấu tổ chức, số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026.Theo đó, tổ chức bộ máy Chính phủ gồm 14 bộ và 3 cơ quan ngang bộ. 14 bộ gồm: Quốc phòng; Công an; Ngoại giao; Nội vụ; Tư pháp; Tài chính; Công thương; Nông nghiệp - Môi trường; Xây dựng; Văn hóa - Thể thao - Du lịch; Khoa học - Công nghệ; Giáo dục - Đào tạo; Y tế; Dân tộc và Tôn giáo.Ba cơ quan ngang bộ gồm: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Thanh tra Chính phủ và Văn phòng Chính phủ.Trong đó, 6 bộ mới được thành lập trên cơ sở sắp xếp các bộ, cơ quan, gồm: Bộ Tài chính (hợp nhất Bộ KH-ĐT và Bộ Tài chính); Bộ Xây dựng (hợp nhất Bộ Xây dựng và Bộ GTVT); Bộ Nông nghiệp - Môi trường (hợp nhất Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên - Môi trường); Bộ Khoa học - Công nghệ (hợp nhất Bộ Thông tin - Truyền thông và Bộ Khoa học - Công nghệ); Bộ Nội vụ (hợp nhất Lao động - Thương binh - Xã hội và bộ Nội vụ); Bộ Dân tộc - Tôn giáo (trên cơ sở Ủy ban Dân tộc và phần chức năng, tổ chức bộ máy về tôn giáo từ Bộ Nội vụ).Với cơ cấu này, Chính phủ có 25 thành viên, gồm Thủ tướng, 7 phó thủ tướng, 14 bộ trưởng và 3 thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Bộ máy mới của Chính phủ giảm 5 bộ so với cơ cấu trước đó. Về số lượng thành viên Chính phủ, cũng giảm 3 thành viên so với trước đó.Cùng ngày, sau khi thông qua cơ cấu tổ chức, số lượng thành viên Chính phủ, Quốc hội cũng đã thực hiện quy trình phê chuẩn bổ nhiệm các phó thủ tướng.Theo đó, Quốc hội đã phê chuẩn các ông Nguyễn Chí Dũng, nguyên Bộ trưởng KH-ĐT và ông Mai Văn Chính, nguyên Phó trưởng ban Dân vận T.Ư, giữ chức Phó thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026. Việc phê chuẩn bổ nhiệm các ông Nguyễn Chí Dũng, Mai Văn Chính làm phó thủ tướng được Quốc hội quyết định bằng bỏ phiếu kín và thông qua bằng một nghị quyết riêng.Ông Nguyễn Chí Dũng (sinh năm 1960); quê Hà Tĩnh; trình độ tiến sĩ quản lý kinh tế. Ông Dũng là Ủy viên T.Ư Đảng 3 khóa XI, XII, XIII; đại biểu Quốc hội các khóa XIV, XV. Ông giữ chức vụ Bộ trưởng KH-ĐT qua 2 nhiệm kỳ, từ năm 2016 tới nay, khi Bộ KH-ĐT hợp nhất với Bộ Tài chính để thành lập Bộ Tài chính mới.Ông Mai Văn Chính (sinh năm 1961), quê Long An, trình độ thạc sĩ quản trị kinh doanh, kỹ sư kinh tế nông nghiệp. Ông Chính là Ủy viên T.Ư Đảng 4 khóa X (dự khuyết), XI, XII, XIII. Ông Chính là Phó trưởng ban Tổ chức T.Ư từ 2.2015. Tới 8.2024, ông được điều động, bổ nhiệm làm Trưởng ban Dân vận T.Ư cho tới cơ quan này được hợp nhất với Ban Tuyên giáo T.Ư để thành lập Ban Tuyên giáo - Dân vận T.Ư vừa qua.Với việc phê chuẩn bổ nhiệm các ông Nguyễn Chí Dũng, Mai Văn Chính làm phó thủ tướng, Chính phủ hiện có đủ 7 phó thủ tướng theo cơ cấu Quốc hội thông qua. Theo đó, 7 phó thủ tướng gồm các ông: Nguyễn Hòa Bình (phó thủ tướng thường trực), Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Bùi Thanh Sơn, Hồ Đức Phớc, Nguyễn Chí Dũng, Mai Văn Chính.Cùng đó, Quốc hội cũng đã phê chuẩn bổ nhiệm 6 bộ trưởng của 6 bộ mới được thành lập.Theo đó, Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm ông Đỗ Đức Duy, nguyên Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường, làm Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp - Môi trường vừa được thành lập. Ông Đỗ Đức Duy (sinh năm 1970), quê Thái Bình, trình độ thạc sĩ xây dựng. Ông là Ủy viên T.Ư Đảng khóa XII, từng là Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái, được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường từ 26.8.2024.Quốc hội cũng phê chuẩn bổ nhiệm ông Trần Hồng Minh, nguyên Bộ trưởng Bộ GTVT, giữ chức Bộ trưởng Bộ Xây dựng mới thành lập. Ông Trần Hồng Minh (sinh năm 1967), quê Hà Nội, trình độ tiến sĩ kỹ thuật. Ông Minh là Ủy viên T.Ư Đảng khóa XII, từng là Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng, được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng GTVT từ tháng 11.2024.Ông Nguyễn Mạnh Hùng, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông, được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ mới thành lập. Ông Hùng (sinh năm 1962), quê Bắc Ninh, trình độ thạc sĩ kỹ thuật, thạc sĩ quản trị kinh doanh. Ông Hùng là Ủy viên T.Ư khóa XII, XIII, giữ chức Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông từ 8.2018 tới nay.Quốc hội cũng phê chuẩn bổ nhiệm ông Đào Ngọc Dung, nguyên Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH, làm Bộ trưởng Bộ Dân tộc - Tôn giáo vừa thành lập. Ông Dung (sinh năm 1962), quê Hà Nam, trình độ thạc sĩ quản lý hành chính công. Ông Dung là Ủy viên T.Ư Đảng các khóa X, XI, XII, XIII, giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH 2 nhiệm kỳ, từ 2016 tới khi bộ này kết thúc hoạt động.Bộ trưởng 10 bộ và 3 cơ quan ngang bộ còn lại được giữ nguyên như hiện nay.
Tàu cao tốc TP.HCM đến Côn Đảo: Tắm biển trong xanh, ăn hải sản thỏa thích
Theo một luật sư của Bộ An ninh nội địa (DHS), đơn xin nhập cư của Hoàng tử Harry đã tuân thủ mọi "quy tắc và quy định hiện hành", theo RadarOnline.com.Các tài liệu của Hoàng tử Harry được cho là đã "bị biên tập rất nhiều" sau khi tổ chức Heritage Foundation đệ đơn kiện, yêu cầu công bố các tài liệu mà họ cho là sẽ tiết lộ thông tin Công tước xứ Sussex nói dối việc sử dụng ma túy trong giấy tờ xin nhập cư.Các tài liệu được công bố vào ngày 18.3 sau khi thẩm phán Carl Nichols đưa ra thời hạn chót. Một số tài liệu bị chặn nhằm bảo vệ quyền riêng tư cho Harry, cũng như để tránh anh khỏi bị "quấy rối".Jarrod Panter, thuộc DHS, cũng nói rõ Harry không được "đối xử ưu đãi". Ông cho biết: "Như đã giải thích ở trên, các hồ sơ không chứng minh cho cáo buộc đó nhưng cho thấy quá trình quản lý liên quan đến việc xem xét và cấp các quyền lợi nhập cư được thực hiện theo đạo luật nhập cư và quốc tịch, cũng như các quy tắc, quy định hiện hành".Trước khi các tài liệu được công bố, chính trị gia Greg Swenson cho rằng Harry nên bị trục xuất khỏi Mỹ nếu bị phát hiện nói dối. Ông nói: "Nếu Harry ở đây bất hợp pháp thì thật là đạo đức giả khi anh ta được đối xử đặc biệt trong bối cảnh các vụ trục xuất hàng loạt đang diễn ra hiện nay. Điều thông minh nhất đối với Harry là tự nguyện rời khỏi nước Mỹ, tránh các thủ tục tố tụng".Swenson nói thêm rằng ông không tin Tổng thống Donald Trump sẽ "can thiệp" vào việc cứu Harry và chỉ quan tâm đến việc người đàn ông 40 tuổi này phải rời Mỹ.Vụ kiện trước đó đã được đệ trình sau khi Harry thừa nhận trong hồi ký Spare rằng anh đã sử dụng ma túy (bao gồm cocaine và nấm ma thuật) khi còn trẻ. Heritage Foundation đã yêu cầu công khai hồ sơ nhập cư của Harry.Tất cả người nộp đơn xin nhập cư Mỹ cần phải khai rõ việc sử dụng ma túy hiện tại và trước đây. Vào tháng 9.2024, một thẩm phán đã phán quyết rằng đơn xin của Harry phải được giữ bí mật.Vào thời điểm đó, một nguồn tin cho biết vợ của Harry - Meghan Markle - lo sợ về khả năng anh sẽ bị trục xuất khỏi Mỹ. Người trong cuộc cho biết: "Harry lo lắng về việc bị trục xuất, anh ấy lo lắng về việc rời đi. Meghan cũng sợ Harry phải rời khỏi Mỹ. Cả hai đều cảm thấy rất bất an lúc này, với mọi thứ đang diễn ra ở Mỹ, cộng thêm tất cả áp lực đè nặng lên họ khi thực hiện các dự án của mình".Trước khi đắc cử, Tổng thống Donald Trump tuyên bố ông "sẽ không bảo vệ Harry khỏi việc bị trục xuất. Anh ta đã phản bội nữ hoàng. Điều đó không thể tha thứ được. Harry sẽ tự mình ra tay nếu không tôi sẽ là người ra tay". Tuy nhiên, vào tháng 2.2025, ông Donald Trump đã loại trừ khả năng trục xuất Hoàng tử Harry khỏi nước Mỹ. Ông cho rằng hoàng tử quá đủ rắc rối với vợ là Meghan Markle.